Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
207006

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ TIÊM PHÒNG ĐỢT 1/2024 CHO ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

Ngày 11/03/2024 07:18:16

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ TIÊM PHÒNG ĐỢT 1/2024 CHO ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

Kính thưa các đồng chí cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho đàn gia súc, gia cầm. Khi đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin sẽ tạo miễn dịch chủ động ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan, bảo vệ sức khỏe động vật, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ con người. Việc chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là quy định bắt buộc của Nhà nước đối với mỗi cá nhân, tổ chức có chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Thực hiện Kế hoạch số 6485/KH- UBND ngày 24/11/2023 của UBND huyện Triệu Sơn, về việc phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản và công tác tiêm phòng năm 2024

Để chủ động phòng tránh, ngăn chặn đạt hiệu quả dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã; UBND xã xây dựng Kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024, cụ thể: đợt 1 tổ tiêm từ ngày 11/3/2024 đến hết ngày 20/3/2024

 ( có lịch thông báo cụ thể).

Tất cả các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm bắt buộc phải tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trong diện tiêm phòng, đảm bảo công tác tiêm phòng nhanh gọn, đúng quy trình kỹ thuật. Đối tượng tiêm;

- Đối với đàn chó, mèo: Tổ chức tiêm phòng vắc xin dại chó, mèo cho toàn bộ đàn chó, mèo thuộc diện tiêm; đạt 100% diện tiêm

- Đối với trâu, bò: Tiêm 03 loại vắc xin, gồm:

+ Vắc xin Tụ huyết trùng, đạt 90% diện tiêm

+ Vắc xin Lở mồm long móng Typ O, đạt 90% diện tiêm.

+ Vắc xin VDNC, tiêm triệt để 100% diện tiêm ( thời giam tiêm trong tháng 4/2024)

- Đối với gia cầm: Tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm, đạt 90% diện tiêm.

- Đối với lợn: Tiêm 02 loại vắc xin, gồm:

+ Vắc xin Tam liên, đạt 90% diện tiêm.

+ Vắc xin LMLM Typ O, đạt 90% diện tiêm.

Sau đợt tiêm lần 1/2024 sẽ thực hiện tiêm phòng bổ sung liên tục cho số gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng trong 1 đợt tiêm phòng chính và số gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm mới phát sinh, nhập đàn, mới bắt đầu đến tuổi tiêm phòng; ( đối với hộ đi vắng có lý do, gặp lại cán bộ thôn đăng ký để tổ chức tiêm vét).

Những hộ không chấp hành tiêm phòng sẽ không được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi có dịch xảy ra.  Các hành vi không chấp hành quy định tiêm phòng, làm phát sinh dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm trên địa bàn xã phải chịu trách nhiệm theo Luật thú y. Cụ thể, Tại điều 7 trong Nghị định 90 của Chính phủ, ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y; Nghị định 04/2020/NĐ- CP  sửa đổi bổ sung Nghị định 90/NĐ - CP cụ thể như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Vận chuyển hoặc vứt gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng ra môi trường.

2. Tiêm phòng Dại cho đàn chó, mèo;

- Theo Nghị định 04/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 90/2017/NĐ-CP về xử lý VPHC trong lĩnh vực thú y, Điều 7 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;

+ Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

- Luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017: Hành vi để chó cắn chết người phụ thuộc vào ý thức chủ quan của chủ nuôi mà người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo những tội danh khác nhau quy định trong Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017: Tội giết người (Điều 123), Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (Điều 134); Tội vô ý làm chết người (Điều 128)

- Xử lý hình sự: Điều 128. Tội vô ý làm chết người

+ Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

+ Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Do vậy, cán bộ, đảng viên, hội viên và người dân cần nâng cao ý thức và cũng là trách nhiệm, quyền lợi của cá nhân, tổ chức chấp hành nghiêm chỉnh công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; việc chấp hành nghiêm túc công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm là thể hiện trách nhiệm của mình đồng thời là cơ sở để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của địa phương. Chủ động theo dõi lịch tiêm phòng của  thôn để hỗ trợ bắt giữ gia súc, gia cầm, phục vụ tiêm phòng bảo đảm cho đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ vắc xin theo quy định.

Trên đây là một số nội dung quan trọng trong công tác phòng chống bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và một số quy định của pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thú y, Ủy ban nhân dân xã tuyên truyền để bà con nhân dân được biết và nghiêm chỉnh chấp hành.

                                                   Biên soạn: Lê Thị Dung                

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ TIÊM PHÒNG ĐỢT 1/2024 CHO ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

Đăng lúc: 11/03/2024 07:18:16 (GMT+7)

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ TIÊM PHÒNG ĐỢT 1/2024 CHO ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

Kính thưa các đồng chí cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho đàn gia súc, gia cầm. Khi đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin sẽ tạo miễn dịch chủ động ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan, bảo vệ sức khỏe động vật, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ con người. Việc chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là quy định bắt buộc của Nhà nước đối với mỗi cá nhân, tổ chức có chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Thực hiện Kế hoạch số 6485/KH- UBND ngày 24/11/2023 của UBND huyện Triệu Sơn, về việc phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản và công tác tiêm phòng năm 2024

Để chủ động phòng tránh, ngăn chặn đạt hiệu quả dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã; UBND xã xây dựng Kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024, cụ thể: đợt 1 tổ tiêm từ ngày 11/3/2024 đến hết ngày 20/3/2024

 ( có lịch thông báo cụ thể).

Tất cả các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm bắt buộc phải tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trong diện tiêm phòng, đảm bảo công tác tiêm phòng nhanh gọn, đúng quy trình kỹ thuật. Đối tượng tiêm;

- Đối với đàn chó, mèo: Tổ chức tiêm phòng vắc xin dại chó, mèo cho toàn bộ đàn chó, mèo thuộc diện tiêm; đạt 100% diện tiêm

- Đối với trâu, bò: Tiêm 03 loại vắc xin, gồm:

+ Vắc xin Tụ huyết trùng, đạt 90% diện tiêm

+ Vắc xin Lở mồm long móng Typ O, đạt 90% diện tiêm.

+ Vắc xin VDNC, tiêm triệt để 100% diện tiêm ( thời giam tiêm trong tháng 4/2024)

- Đối với gia cầm: Tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm, đạt 90% diện tiêm.

- Đối với lợn: Tiêm 02 loại vắc xin, gồm:

+ Vắc xin Tam liên, đạt 90% diện tiêm.

+ Vắc xin LMLM Typ O, đạt 90% diện tiêm.

Sau đợt tiêm lần 1/2024 sẽ thực hiện tiêm phòng bổ sung liên tục cho số gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng trong 1 đợt tiêm phòng chính và số gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm mới phát sinh, nhập đàn, mới bắt đầu đến tuổi tiêm phòng; ( đối với hộ đi vắng có lý do, gặp lại cán bộ thôn đăng ký để tổ chức tiêm vét).

Những hộ không chấp hành tiêm phòng sẽ không được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi có dịch xảy ra.  Các hành vi không chấp hành quy định tiêm phòng, làm phát sinh dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm trên địa bàn xã phải chịu trách nhiệm theo Luật thú y. Cụ thể, Tại điều 7 trong Nghị định 90 của Chính phủ, ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y; Nghị định 04/2020/NĐ- CP  sửa đổi bổ sung Nghị định 90/NĐ - CP cụ thể như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Vận chuyển hoặc vứt gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng ra môi trường.

2. Tiêm phòng Dại cho đàn chó, mèo;

- Theo Nghị định 04/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 90/2017/NĐ-CP về xử lý VPHC trong lĩnh vực thú y, Điều 7 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;

+ Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

- Luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017: Hành vi để chó cắn chết người phụ thuộc vào ý thức chủ quan của chủ nuôi mà người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo những tội danh khác nhau quy định trong Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017: Tội giết người (Điều 123), Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (Điều 134); Tội vô ý làm chết người (Điều 128)

- Xử lý hình sự: Điều 128. Tội vô ý làm chết người

+ Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

+ Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Do vậy, cán bộ, đảng viên, hội viên và người dân cần nâng cao ý thức và cũng là trách nhiệm, quyền lợi của cá nhân, tổ chức chấp hành nghiêm chỉnh công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; việc chấp hành nghiêm túc công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm là thể hiện trách nhiệm của mình đồng thời là cơ sở để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của địa phương. Chủ động theo dõi lịch tiêm phòng của  thôn để hỗ trợ bắt giữ gia súc, gia cầm, phục vụ tiêm phòng bảo đảm cho đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ vắc xin theo quy định.

Trên đây là một số nội dung quan trọng trong công tác phòng chống bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và một số quy định của pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thú y, Ủy ban nhân dân xã tuyên truyền để bà con nhân dân được biết và nghiêm chỉnh chấp hành.

                                                   Biên soạn: Lê Thị Dung