Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
207006

Lịch sử hình thành làng xã của Hợp Thắng

Ngày 29/06/2020 09:24:20

Lịch sử hình thành làng xã

Quá trình hình thành làng, xã ở Hợp Thắng là quá trình đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, với giặc dã hung tàn để tồn tại và phát triển. Trong cuộc đấu tranh đó, nhân dân Hợp Thắng đã không ngừng bồi đắp, tiếp thu và sáng tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phong phú, góp phần hình thành nên sắc thái văn hoá, cốt cách của người Triệu Sơn ngày nay.

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các đơn vị dân cư ở Hợp Thắng đã nhiều lần thay đổi tên gọi, điều chỉnh địa giới hành chính và luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển của huyện Nông Cống - Triệu Sơn.

          Về hành chính, theo cuốn Địa chí huyện Triệu Sơn (xuất bản năm 2010) địa bàn xã Hợp Thắng hiện nay, đầu thế kỷ XIX, thời vua Gia Long (1802 – 1819) thuộc tổng Lai Triều và một phần nhỏ của tổng Yên Định (thời vua Duy Tân đổi thành Hữu Định), huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, trấn Thanh Hoa; thời vua Đồng Khánh (1885 – 1888), địa bàn Hợp Thắng vẫn thuộc đơn vị hành chính tổng Lai Triều và một phần nhỏ của tổng Yên Định (thời vua Duy Tân đổi thành Hữu Định), huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, trấn Thanh Hoa. Thời vua Đồng Khánh (1885 – 1888) địa bàn Hợp Thắng vẫn thuộc địa bàn hành chính tổng Lai Triều và tổng Yên Định, huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, thuộc tổng Lai Triều, huyện Nông Cống. Từ 06/01/1946 đến tháng 09/1953, Hợp Thắng thuộc xã Hợp Tiến và một phần xã An Nông. Tháng 10/1953 tách xã Hợp Tiến thành 04 xã: Hợp Tiến, Hợp Thắng, Hợp Thành, Hợp Lý; Hợp Thắng (là một xã trong tứ Hợp) là một xã của huyện Nông Cống. Năm 1965, Hợp Thắng là một xã thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Hợp Thắng gồm có những làng sau:

- Làng Tân Lương, Bắc Sơn, Trung Thành: vốn có nguồn gốc từ làng Phu (hay Phu Thôn). Thôn Phu, đầu thế kỷ XIX, thời vua Gia Long (1802 – 1819) là một thôn thuộc tổng Lai Triều, huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia; thời vua Đồng Khánh (1885 – 1888) thôn Phu thuộc xã Vĩnh Gia, tổng Lai Triều, huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, thôn Phu thuộc tổng Lai Triều. Từ ngày 06/01/1946 đến tháng 9/1953, thôn Phu thuộc xã Hợp Thắng (trong tổng số 15 xã lớn của huyện Nông Cống thời kỳ này). Tháng 10/1953, tách xã Hợp Thắng thành 04 xã: Hợp Tiến, Hợp Thắng, Hợp Thành, Hợp Lý; thôn Phu thuộc xã Hợp Thắng, huyện Nông Cống. Từ năm 1965, thôn Phu, xã Hợp Thắng thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Làng Châu Thành: cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX còn là một vùng đồi núi rậm rạp, có tên là Quán Châu (Quán Châu là một trạm dừng chân trên đường thiên lý của khách bộ hành). Trước những năm 1930, ông Nguyễn Trọng Thanh mua 20 mẫu đất của dân làng Quán Châu (lúc đó, dân cư hẳn là còn thưa thớt chưa hình thành làng) để mộ dân các nơi đến đây khai phá và lập thành trại ấp lấy tên là ấp Hàn Thanh. Thời kỳ đầu chỉ có 05 hộ, sau đó thêm một số hộ ở ngoài Bắc như Ninh Bình, Nam Hà di cư vào đây sinh cơ lập nghiệp, ấp Hàn Thanh có 10 hộ gia đình. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 cho đến năm 1952, số hộ ở ấp Hàn Thanh tăng lên 28 hộ. Từ cuối năm 1953, ấp Hàn Thanh được gọi là thôn Liên Châu; Sau đó thôn Liên Châu được chia thành 03 thôn: Liên Châu, Châu Thành và Châu Tiến thuộc huyện Nông Cống. Từ năm 1965, Châu Thành là một làng thuộc huyện Nông Cống, nay là một làng của xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Làng Liên Châu: vốn là đất của Quán Châu, sau đổi thành Liên Châu và được tách ra thành làng Châu Tiến (Châu Thành, Châu Tiến, Liên Châu) từ năm 1953,, Châu Tiến lại đổi thành Liên Châu như hiện nay. Đây là đất khai khẩn lập ấp của Hàn Thanh từ trước năm 1930. Làng Liên Châu cho đến trước năm 1965 thuộc huyện Nông Cống, nay là một làng thuộc xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Làng Quán Châu: trước năm 1930, chỉ có 15 hộ sinh sống; đến cuối năm 1953, sáp nhập thêm xóm Cây Tròn của làng Diễn Ngoại, xã Hợp Thành hình thành nên làng Quán Châu có diện tích rộng hơn thuộc xã Hợp Thắng, huyện Nông Cống. Từ năm 1965, Quán Châu là một làng thuộc xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Làng Châu Cương: trước năm 1930 chưa có dân cư đến ở; sau năm 1930 có cụ Trương Văn Đán ở làng Quán Châu cùng với 7 hộ khác đến khai hoang, canh tác vùng đất này và đặt tên là Trại Muỗi. Bên cạnh Trại Muỗi cũng vào thời kỳ này có cụ Dương Đình Khải (còn gọi là Hàn Thiện) cùng 12 hộ khác đến khai khẩn vùng đất Cương Đôi, sau có thêm các hộ ở Hà Nam di cư đến ở, nên dân cư ngày càng thêm đông đúc. Cho đến năm 1948, Cương Đôi có 23 hộ, Trại Muỗi có 16 hộ. Cuối năm 1953, Cương Đôi và Trại Muỗi sáp nhập lại thành làng Châu Cương thuộc đơn vị hành chính xã Hợp Thắng, huyện Nông Cống. Từ năm 1965, làng Châu Cương thuộc xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Làng Đồng Khang: là vùng đất hợp nhất của ba trại ấp là trại ông Hương Mắm, trại Eo Khang và trại Nam.

Ông Hương Mắm thuộc dòng họ Hoàng ở làng Phụng Lộc, xã Minh Nông vào đầu thế kỷ XX đến khai khẩn vùng đất có Đồng Khang hiện nay lập ra trại ấp đầu tiên lấy tên là trại ông Hương Mắm. Tiếp sau đó một số dòng họ như Trịnh Hữu, Trịnh Trọng, họ Hoàng ở làng Phụng Lộc đến đây định cư lập ra trại Eo Khang. Từ những năm 1930 cho đến gần cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, một số cư dân ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam tiếp tục đến đây khẩn hoang lập ra Trại Nam.

Cuối năm 1953, ba trại trên: trại ông Hương Mắm, trại Eo Khang, Toại, sáp nhập lại thành làng Tân Khang thuộc xã Hợp Thắng, huyện Nông Cống. Đến năm 1960, làng Tân Khang đổi thành làng Đồng Khang. Từ năm 1965, làng Đồng Khang, xã Hợp Thắng thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Làng Tâm Tiến: trước năm 1945, Tâm Tiến có Trại 5, làng Cầu; sau năm 1945 gồm có 3 cụm dân cư lấy tên là 3 đội: Đông Tâm, Đông Tiến, Đông Khang thuộc xã Hợp Thắng, huyện Nông Cống. Từ năm 1965, vùng đất trên thuộc huyện Triệu Sơn. Năm 1993, các cụm dân cư trên (Đông Tâm, Đông Tiến, Đông Khang) hợp thành một đội sản xuất (đội 6); Năm 2003, đổi tên là làng Tâm Tiến.

- Làng Đồng Thành: là một vùng đồi hoang vu, rậm rạp, nhiều loài chim thú sinh sống, đặc biệt có rất nhiều muỗi, vì thế nhân dân ở đây đặt tên là ải Muỗi. Vào cuối thế kỷ XIX, có một số gia đình từ các tỉnh phía Bắc (Hà Nội) đến đây khai khẩn đất hoang, lập trại ấp trồng lúa, trồng màu.

Vào đầu thế kỷ XX, Nguyễn Hữu Ngọc (người ngoài tỉnh phía Bắc) đến đây mua bán ruộng đất và sáp nhập với làng Cầu, lấy tên là làng Cầu Liên thuộc đơn vị hành chính xã Hợp Tiến, huyện Nông Cống. Cuối năm 1953, thành lập xã Hợp Thắng trên cơ sở tách xã Hợp Tiến cũ (Hợp Tiến, Hợp Thắng, Hợp Thành, Hợp Lý), làng Cầu Liên được đổi thành làng Đồng Thành thuộc xã Hợp Thắng, huyện Nông Cống. Từ năm 1965, làng Đồng Thành thuộc xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Năm 2018, căn cứ Quyết định số 3110/QĐ-UBND ngày 17/8/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đổi tên, chuyển tên thành khu phố; sáp nhập để thành lập thôn, tổ dân phố tại xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa,  xã Hợp Thắng đã thực hiện sáp nhập các thôn để lập thành thôn mới. Cụ thể:

- Sáp nhập thôn 1 (136 hộ, 575 nhân khẩu, diện tích 128,45 ha) và thôn 2 (126 hộ, 538 nhân khẩu, diện tích 88,82 ha) để thành lập thôn Liên Châu. Sau khi thành lập, thôn Liên Châu có 262 hộ, 1.113 nhân khẩu, diện tích 217,27 ha.

- Sáp nhập thôn 3 (175 hộ, 715 nhân khẩu, diện tích 93,04 ha) và thôn 4 (139 hộ, 559 nhân khẩu, diện tích 78 ha) để thành lập thôn Châu Cương. Sau khi thành lập, thôn Châu Cương có 314 hộ, 1.274 nhân khẩu, diện tích 171,04 ha.

- Sáp nhập thôn 5 (165 hộ, 682 nhân khẩu, diện tích 78,16 ha) và một phần thôn 6 (29 hộ, 103 nhân khẩu, diện tích ha) để thành lập thôn Đồng Khang. Sau khi thành lập, thôn Đồng Khang có 194 hộ, 785 nhân khẩu, diện tích 78,16 ha.

- Sáp nhập một phần thôn 6 (205 hộ, 844 nhân khẩu, diện tích 102,94 ha) và một phần thôn 7 (9 hộ, 33 nhân khẩu, diện tích ha) để thành lập thôn Tâm Tiến. Sau khi thành lập, thôn Tâm Tiến có 214 hộ, 877 nhân khẩu, diện tích 102,94 ha.

- Sáp nhập một phần thôn 7 (217 hộ, 852 nhân khẩu, diện tích 110,12 ha) và thôn 8 (60 hộ, 264 nhân khẩu, diện tích 32,24 ha) để thành lập thôn Đồng Thành. Sau khi thành lập, thôn Đồng Thành có 277 hộ, 1.116 nhân khẩu, diện tích 142,36 ha.

- Sáp nhập thôn 9 (164 hộ, 741 nhân khẩu, diện tích 78,38 ha) và một phần thôn 10 (90 hộ, 356 nhân khẩu, diện tích 42,84 ha) để thành lập thôn Tân Thắng 1. Sau khi thành lập, thôn Tân Thắng 1 có 254 hộ, 1.097 nhân khẩu, diện tích 121,22 ha.

- Sáp nhập một phần thôn 10 (62 hộ, 226 nhân khẩu, diện tích 21 ha) và thôn 11 (169 hộ, 674 nhân khẩu, diện tích 81,61 ha) để thành lập thôn Tân Thắng 2. Sau khi thành lập, thôn Tân Thắng 2 có 231 hộ, 900 nhân khẩu, diện tích 102,61 ha.

Như vậy, hiện tại, xã Hợp Thắng có 07 thôn với 1.746 hộ và 7.162 khẩu; tổng diện tích tự nhiên là 916.54ha./.
                                                                                           Trịnh Bích

 

Lịch sử hình thành làng xã của Hợp Thắng

Đăng lúc: 29/06/2020 09:24:20 (GMT+7)

Lịch sử hình thành làng xã

Quá trình hình thành làng, xã ở Hợp Thắng là quá trình đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, với giặc dã hung tàn để tồn tại và phát triển. Trong cuộc đấu tranh đó, nhân dân Hợp Thắng đã không ngừng bồi đắp, tiếp thu và sáng tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phong phú, góp phần hình thành nên sắc thái văn hoá, cốt cách của người Triệu Sơn ngày nay.

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các đơn vị dân cư ở Hợp Thắng đã nhiều lần thay đổi tên gọi, điều chỉnh địa giới hành chính và luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển của huyện Nông Cống - Triệu Sơn.

          Về hành chính, theo cuốn Địa chí huyện Triệu Sơn (xuất bản năm 2010) địa bàn xã Hợp Thắng hiện nay, đầu thế kỷ XIX, thời vua Gia Long (1802 – 1819) thuộc tổng Lai Triều và một phần nhỏ của tổng Yên Định (thời vua Duy Tân đổi thành Hữu Định), huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, trấn Thanh Hoa; thời vua Đồng Khánh (1885 – 1888), địa bàn Hợp Thắng vẫn thuộc đơn vị hành chính tổng Lai Triều và một phần nhỏ của tổng Yên Định (thời vua Duy Tân đổi thành Hữu Định), huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, trấn Thanh Hoa. Thời vua Đồng Khánh (1885 – 1888) địa bàn Hợp Thắng vẫn thuộc địa bàn hành chính tổng Lai Triều và tổng Yên Định, huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, thuộc tổng Lai Triều, huyện Nông Cống. Từ 06/01/1946 đến tháng 09/1953, Hợp Thắng thuộc xã Hợp Tiến và một phần xã An Nông. Tháng 10/1953 tách xã Hợp Tiến thành 04 xã: Hợp Tiến, Hợp Thắng, Hợp Thành, Hợp Lý; Hợp Thắng (là một xã trong tứ Hợp) là một xã của huyện Nông Cống. Năm 1965, Hợp Thắng là một xã thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Hợp Thắng gồm có những làng sau:

- Làng Tân Lương, Bắc Sơn, Trung Thành: vốn có nguồn gốc từ làng Phu (hay Phu Thôn). Thôn Phu, đầu thế kỷ XIX, thời vua Gia Long (1802 – 1819) là một thôn thuộc tổng Lai Triều, huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia; thời vua Đồng Khánh (1885 – 1888) thôn Phu thuộc xã Vĩnh Gia, tổng Lai Triều, huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, thôn Phu thuộc tổng Lai Triều. Từ ngày 06/01/1946 đến tháng 9/1953, thôn Phu thuộc xã Hợp Thắng (trong tổng số 15 xã lớn của huyện Nông Cống thời kỳ này). Tháng 10/1953, tách xã Hợp Thắng thành 04 xã: Hợp Tiến, Hợp Thắng, Hợp Thành, Hợp Lý; thôn Phu thuộc xã Hợp Thắng, huyện Nông Cống. Từ năm 1965, thôn Phu, xã Hợp Thắng thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Làng Châu Thành: cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX còn là một vùng đồi núi rậm rạp, có tên là Quán Châu (Quán Châu là một trạm dừng chân trên đường thiên lý của khách bộ hành). Trước những năm 1930, ông Nguyễn Trọng Thanh mua 20 mẫu đất của dân làng Quán Châu (lúc đó, dân cư hẳn là còn thưa thớt chưa hình thành làng) để mộ dân các nơi đến đây khai phá và lập thành trại ấp lấy tên là ấp Hàn Thanh. Thời kỳ đầu chỉ có 05 hộ, sau đó thêm một số hộ ở ngoài Bắc như Ninh Bình, Nam Hà di cư vào đây sinh cơ lập nghiệp, ấp Hàn Thanh có 10 hộ gia đình. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 cho đến năm 1952, số hộ ở ấp Hàn Thanh tăng lên 28 hộ. Từ cuối năm 1953, ấp Hàn Thanh được gọi là thôn Liên Châu; Sau đó thôn Liên Châu được chia thành 03 thôn: Liên Châu, Châu Thành và Châu Tiến thuộc huyện Nông Cống. Từ năm 1965, Châu Thành là một làng thuộc huyện Nông Cống, nay là một làng của xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Làng Liên Châu: vốn là đất của Quán Châu, sau đổi thành Liên Châu và được tách ra thành làng Châu Tiến (Châu Thành, Châu Tiến, Liên Châu) từ năm 1953,, Châu Tiến lại đổi thành Liên Châu như hiện nay. Đây là đất khai khẩn lập ấp của Hàn Thanh từ trước năm 1930. Làng Liên Châu cho đến trước năm 1965 thuộc huyện Nông Cống, nay là một làng thuộc xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Làng Quán Châu: trước năm 1930, chỉ có 15 hộ sinh sống; đến cuối năm 1953, sáp nhập thêm xóm Cây Tròn của làng Diễn Ngoại, xã Hợp Thành hình thành nên làng Quán Châu có diện tích rộng hơn thuộc xã Hợp Thắng, huyện Nông Cống. Từ năm 1965, Quán Châu là một làng thuộc xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Làng Châu Cương: trước năm 1930 chưa có dân cư đến ở; sau năm 1930 có cụ Trương Văn Đán ở làng Quán Châu cùng với 7 hộ khác đến khai hoang, canh tác vùng đất này và đặt tên là Trại Muỗi. Bên cạnh Trại Muỗi cũng vào thời kỳ này có cụ Dương Đình Khải (còn gọi là Hàn Thiện) cùng 12 hộ khác đến khai khẩn vùng đất Cương Đôi, sau có thêm các hộ ở Hà Nam di cư đến ở, nên dân cư ngày càng thêm đông đúc. Cho đến năm 1948, Cương Đôi có 23 hộ, Trại Muỗi có 16 hộ. Cuối năm 1953, Cương Đôi và Trại Muỗi sáp nhập lại thành làng Châu Cương thuộc đơn vị hành chính xã Hợp Thắng, huyện Nông Cống. Từ năm 1965, làng Châu Cương thuộc xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Làng Đồng Khang: là vùng đất hợp nhất của ba trại ấp là trại ông Hương Mắm, trại Eo Khang và trại Nam.

Ông Hương Mắm thuộc dòng họ Hoàng ở làng Phụng Lộc, xã Minh Nông vào đầu thế kỷ XX đến khai khẩn vùng đất có Đồng Khang hiện nay lập ra trại ấp đầu tiên lấy tên là trại ông Hương Mắm. Tiếp sau đó một số dòng họ như Trịnh Hữu, Trịnh Trọng, họ Hoàng ở làng Phụng Lộc đến đây định cư lập ra trại Eo Khang. Từ những năm 1930 cho đến gần cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, một số cư dân ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam tiếp tục đến đây khẩn hoang lập ra Trại Nam.

Cuối năm 1953, ba trại trên: trại ông Hương Mắm, trại Eo Khang, Toại, sáp nhập lại thành làng Tân Khang thuộc xã Hợp Thắng, huyện Nông Cống. Đến năm 1960, làng Tân Khang đổi thành làng Đồng Khang. Từ năm 1965, làng Đồng Khang, xã Hợp Thắng thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Làng Tâm Tiến: trước năm 1945, Tâm Tiến có Trại 5, làng Cầu; sau năm 1945 gồm có 3 cụm dân cư lấy tên là 3 đội: Đông Tâm, Đông Tiến, Đông Khang thuộc xã Hợp Thắng, huyện Nông Cống. Từ năm 1965, vùng đất trên thuộc huyện Triệu Sơn. Năm 1993, các cụm dân cư trên (Đông Tâm, Đông Tiến, Đông Khang) hợp thành một đội sản xuất (đội 6); Năm 2003, đổi tên là làng Tâm Tiến.

- Làng Đồng Thành: là một vùng đồi hoang vu, rậm rạp, nhiều loài chim thú sinh sống, đặc biệt có rất nhiều muỗi, vì thế nhân dân ở đây đặt tên là ải Muỗi. Vào cuối thế kỷ XIX, có một số gia đình từ các tỉnh phía Bắc (Hà Nội) đến đây khai khẩn đất hoang, lập trại ấp trồng lúa, trồng màu.

Vào đầu thế kỷ XX, Nguyễn Hữu Ngọc (người ngoài tỉnh phía Bắc) đến đây mua bán ruộng đất và sáp nhập với làng Cầu, lấy tên là làng Cầu Liên thuộc đơn vị hành chính xã Hợp Tiến, huyện Nông Cống. Cuối năm 1953, thành lập xã Hợp Thắng trên cơ sở tách xã Hợp Tiến cũ (Hợp Tiến, Hợp Thắng, Hợp Thành, Hợp Lý), làng Cầu Liên được đổi thành làng Đồng Thành thuộc xã Hợp Thắng, huyện Nông Cống. Từ năm 1965, làng Đồng Thành thuộc xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Năm 2018, căn cứ Quyết định số 3110/QĐ-UBND ngày 17/8/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đổi tên, chuyển tên thành khu phố; sáp nhập để thành lập thôn, tổ dân phố tại xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa,  xã Hợp Thắng đã thực hiện sáp nhập các thôn để lập thành thôn mới. Cụ thể:

- Sáp nhập thôn 1 (136 hộ, 575 nhân khẩu, diện tích 128,45 ha) và thôn 2 (126 hộ, 538 nhân khẩu, diện tích 88,82 ha) để thành lập thôn Liên Châu. Sau khi thành lập, thôn Liên Châu có 262 hộ, 1.113 nhân khẩu, diện tích 217,27 ha.

- Sáp nhập thôn 3 (175 hộ, 715 nhân khẩu, diện tích 93,04 ha) và thôn 4 (139 hộ, 559 nhân khẩu, diện tích 78 ha) để thành lập thôn Châu Cương. Sau khi thành lập, thôn Châu Cương có 314 hộ, 1.274 nhân khẩu, diện tích 171,04 ha.

- Sáp nhập thôn 5 (165 hộ, 682 nhân khẩu, diện tích 78,16 ha) và một phần thôn 6 (29 hộ, 103 nhân khẩu, diện tích ha) để thành lập thôn Đồng Khang. Sau khi thành lập, thôn Đồng Khang có 194 hộ, 785 nhân khẩu, diện tích 78,16 ha.

- Sáp nhập một phần thôn 6 (205 hộ, 844 nhân khẩu, diện tích 102,94 ha) và một phần thôn 7 (9 hộ, 33 nhân khẩu, diện tích ha) để thành lập thôn Tâm Tiến. Sau khi thành lập, thôn Tâm Tiến có 214 hộ, 877 nhân khẩu, diện tích 102,94 ha.

- Sáp nhập một phần thôn 7 (217 hộ, 852 nhân khẩu, diện tích 110,12 ha) và thôn 8 (60 hộ, 264 nhân khẩu, diện tích 32,24 ha) để thành lập thôn Đồng Thành. Sau khi thành lập, thôn Đồng Thành có 277 hộ, 1.116 nhân khẩu, diện tích 142,36 ha.

- Sáp nhập thôn 9 (164 hộ, 741 nhân khẩu, diện tích 78,38 ha) và một phần thôn 10 (90 hộ, 356 nhân khẩu, diện tích 42,84 ha) để thành lập thôn Tân Thắng 1. Sau khi thành lập, thôn Tân Thắng 1 có 254 hộ, 1.097 nhân khẩu, diện tích 121,22 ha.

- Sáp nhập một phần thôn 10 (62 hộ, 226 nhân khẩu, diện tích 21 ha) và thôn 11 (169 hộ, 674 nhân khẩu, diện tích 81,61 ha) để thành lập thôn Tân Thắng 2. Sau khi thành lập, thôn Tân Thắng 2 có 231 hộ, 900 nhân khẩu, diện tích 102,61 ha.

Như vậy, hiện tại, xã Hợp Thắng có 07 thôn với 1.746 hộ và 7.162 khẩu; tổng diện tích tự nhiên là 916.54ha./.
                                                                                           Trịnh Bích